SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THANH TRA Độc lập - Tư do - Hạnh phúc SỐ:295/KL-TTr Hà Nội, ngày11 tháng 6 năm 2021 KẾT LUẬN THANH TRA • về việc thực hiện quy chế chuyên môn; quản lý, sử dụng thiết bị dạy học;
công tác kiểm tra nội bộ và các điều kiện đảm bảo an toàn tại
Trường Tiêu học Cao Dương, huyện Thanh Oai Thực hiện Quyết định số 162/QĐ-TTr ngày 30/3/2021 của Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc thanh tra thực hiện quy chế chuyên môn; quản lý, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học; công tác kiểm tra nội bộ và các điều kiện đảm bảo an toàn tại một số trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thuộc quận Bắc Từ Liêm và huyện Thanh Oai; từ ngày 26/4/2021 đến ngày 08/4/2021, Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra đối với Trường Tiểu học Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Xét báo cáo kết quả của Trưởng đoàn thanh tra, ý kiến giải trình của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cao Dương, Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Ket luận như sau:
KHÁI QUÁT CHUNG
Trường Tiểu học Cao Dương được thành lập từ tháng 9/1992 (tách từ trường cấp 1- 2 xã Cao Dương); thuộc địa bàn thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Hiện nay trường có 28 lóp, chia đều cho 5 khối với tổng số 1073 học sinh. Trường có khuôn viên rộng 8868 m2, với hệ thống cây xanh và khuôn viên khang trang thoáng mát, thân thiện, có đầy đủ phương tiện, thiết bị để thực hiện việc đối mới phương pháp dạy và học có hiệu quả. Năm học 2020-2021, nhà trường có tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên hợp đồng là 57 người. Cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong những năm qua, nhà trường không ngừng xây dựng và phát triển được phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai đánh giá chất lượng giáo dục đạt tốp đầu của huyện; các hoạt động và phong trào thi đua sôi nổi, chất lượng đại trà ổn định, số lượng học sinh đạt giải trong các kì giao lưu học sinh giỏi, học sinh năng khiếu hàng năm luôn đứng ở tốp cao. Trong những năm học qua, toàn trường có 04 giáo viên giỏi cấp Thành phố và 30 giáo viên giỏi cấp huyện; 5 năm liên tục nhà trường đạt tập thể lao động xuất sắc, được Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen; Trường được công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2016.
KẾT QUẢ KIỂM TRA, XÁC MINH
Nhà trường đã cập nhật, lưu giữ và triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên về thực hiện quy chế chuyên môn; quản lý sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học; công tác kiếm tra nội bộ và các điều kiện đảm bảo an toàn trường học. Các
văn bản nhà trường lưu trữ cơ bản đầy đủ. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của các cấp, năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021 nhà trường đã ban hành các quyết định, văn bản hướng dẫn, xây dựng các kế hoạch để thực hiện, cơ bản phù họp đặc điểm tình tình nhà trường.
Các văn bản chỉ đạo của nhà trường ban hành và thực hiện
*Năm học 2019-2020:
Quyết định số 137/QĐ-THCD ngày 09/9/2019 về thành lập tổ chuyên môn; Quyết định số 37/QĐ-THCD ngày 06/02/2020 về việc hướng dẫn học sinh ôn tập và tự học trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19; Quyết định số 56/QĐ-THCD ngày 19/3/2020 về việc hướng dẫn học sinh ôn tập và tự học bài mới trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19; Quyết định số 117/QĐ-THCD ngày 09/7/2020 về thành lập Hội đồng xét hoàn thành chương trình tiểu học.
Kế hoạch số 139/KH-THCD ngày 12/9/2019 về tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; Ke hoạch số 149/KH-THCD ngày 19/9/2019 về thực hiện các chuyên đề; Kế hoạch số 150/KH-THCD ngày 19/9/2019 về bồi dưỡng học sinh năng khiếu; phụ đạo học sinh yếu; Ke hoạch số 159/KH-THCD ngày 25/9/2019 về tổ chức dạy học hai buổi/ngày; Ke hoạch số 38/KH-THCD ngày 06/02/2020 về hướng dẫn học sinh ôn tập và tự học trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid- 19; Kế hoạch số 57/KH-THCD ngày 19/3/2020 về hướng dẫn học sinh ôn tập và tự học bài mới trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 năm học 2019 - 2020; I<ế hoạch số 82/KH-THCD ngày 09/5/2020 về việc đón học sinh trở lại trường sau thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19; I<ế hoạch số 84/KH-THCD ngày 09/5/2020 về việc lựa chọn sách giáo khoa lóp 1...
* Năm học 2020-2021:
Quyết định số 162/QĐ-THCD ngày 30/8/2020 về thành lập tổ chuyên môn; Quyết định số 23/QĐ-THCD ngày 26/02/2021 về việc thành lập Ban chỉ đạo lựa chọn sách giáo khoa lóp 2;
Kế hoạch số 178/KH-THCD ngàỵ 21/9/2020 về dạy học lớp 1; Ke hoạch số 188/KH-THCD ngày 07/10/2020 về tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; Kế hoạch số 194/KH- THCD ngày 09/10/2020 về tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; Kế hoạch số 197/KH-THCD ngày 09/10/2020 về tổ chức dạy học hai buổi/ngày;, Kế hoạch số 210/KH-THCD ngày 19/10/2020 về bồi dưỡng thường xuyên; Kế hoạch số 213/KH-THCD ngày 26/10/2020 về bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu; Kế hoạch số 218/KH-THCD ngày 09/11/2020 về thực hiện các chuyên đề; Ke hoạch số 17A/KH-THCD ngàỵ 01/02/2021 về học kiến thức mới trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19; Kế hoạch số 24/KH-THCD ngày 26/02/2021 về lựa chọn sách giáo khoa lớp 2...
Nhà trường ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện công tác chuyên môn về cơ bản đảm bảo rõ người, rõ việc, bám sát hướng dẫn của Ngành, phù hợp với đặc điểm nhà trường. Tuy nhiên, nhà trường ban hành có quyết định chưa hợp lý[1]; xây dựng nhiều kế hoạch nhỏ, lẻ; mỗi một nội chuyên môn chỉ cần ban hành 01 kế hoạch bao gồm tất cả các nội dung có liên quan đế thực hiện xuyên suốt trong năm học[2]. Văn bản lưu trữ chưa khoa học, một sổ văn bản nhà trường ban hành chưa đúng thể thức quy định theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 về công tác văn thư (Nghị định số 30/2020/NĐ-CP).
Thực hiện quy chế chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học và kiếm tra đánh giá học sinh
Thực hiện nội dung, chương trình các môn văn hoá và giáo dục học sinh
Nhà trường xây dụng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn, triển khai theo từng tháng, từng tuần và xây dựng thời khóa biểu theo đúng quy định tại Văn bản hướng dẫn số 8705/SGDĐT-TH ngày 3/9/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học 2 buổi/ngày đủ về số lượng tiết dạy, hướng dẫn học, tự chọn (Tin học, tiếng Anh) nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học và góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Các tiết dạy chính khóa chủ yếu xếp vào buổi sáng để đảm bảo học sinh tiếp thu vừa sức. Thời lượng tối đa không quá 7 tiết giáo dục văn hóa/ngày phù hợp với thực tiễn nhà trường. Học kì II năm học 2019-2020, căn cứ văn bản chỉ đạo của các cấp về việc tổ chức dạy học, ôn tập cho học sinh trong thời gian học nghỉ học phòng chống dịch Covid-19, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy-học trực tuyến nghiêm túc, có chất lượng; học sinh tham gia học đủ 100%;
Trường phân công định mức tiết dạy của Hiệu trưởng (2 tiết/tuần) và Phó Hiệu trưởng (4 tiết/tuần), thực hiện chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên làm công tác kiêm nhiệm theo quy định tại Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ngày 23/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. Phân công giảng dạy đúng chuyên môn, nghiệp vụ; phân công chủ nhiệm lớp đối với giáo viên cơ bản phù hợp với đặc thù của trường.
Nhà trường thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy các môn văn hóa và giáo dục học sinh theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông (đối với học sinh lớp 2,’ 3, 4, 5); Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với lớp 1; triển khai dạy học Mĩ thuật phưong pháp mới; thực hiện chưong trình giáo dục đạo đức, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lóp; tăng cường việc dạy học tích họp giáo dục kĩ năng sống được dạy lồng ghép trong các môn học Đạo đức, Lịch sử và các hoạt động giáo dục khác.
Chuẩn bị các điều kiện thực hiện chưong trình giáo dục phổ thông mới
về đội ngũ giáo viên:
Nhìn chung, nhà trường chuẩn bị đủ đội ngũ giáo viên, đảm bảo đủ để thực hiện chưong trình giáo dục phổ thông 2018. Hiện tại trường có 06 lóp 1 với 220 học sinh, bố trí 06 giáo viên chủ nhiệm dạy khối 1 và 03 giáo viên chuyên biệt dạy các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục. Tuy nhiên sĩ số học sinh lóp 1 còn cao (năm học 2019-2020 là 39 học sinh/lớp; năm học 2020 - 2021 là 37 học sinh/lóp) theo quy định tại Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngàỵ 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học (Điều lệ trường tiểu học). Để chuẩn bị cho năm học 2021-2022, nhà trường đã phân công 09 giáo viên tham gia tập huấn sách giáo khoa lóp 2 (06 giáo viên cơ bản và 03 giáo viên chuyên biệt).
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học lóp 1, lóp 2
Nhà trường bố trí 06 phòng học kiên cố, đủ bàn ghế học sinh, giáo viên đế phục vụ cho công tác dạy và học lớp 2, mỗi lóp đều có hệ thống quạt điện ánh sáng đảm bảo, bàn ghê đúng quy định, có ti vi 55 inh phục vụ cho việc giảng dạy.
Trường đã lên dự toán để trang bị mỗi học sinh khối 1 bộ đồ dùng học Toán, tiếng Việt và môn chuyên biệt. Tuy nhiên việc mua sắm thiết học tập học sinh khối 1 chưa được thực hiện, tại thời điểm kiểm tra, giáo viên và học sinh lóp 1 chưa có thiết bị dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (do chờ gói mua sắm thiết bị theo kế hoạch của Thành phố).
Nhà trường đã lập dự toán mua sắm đồ dùng lớp 2 năm học 2021- 2022 với số tiền: 197.720.000 đồng (Một trăm chín mươi bảy triệu bảy trăm hai mươi nghìn đồng).
Việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1, lóp 2, tổ chức mua sách giáo khoa và tài liệu tham khảo:
Việc lựa chọn sách giáo khoa lóp 1:
+ Năm học 2020-2021, nhà trường đã thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo đúng quy định[3]. Trên cơ sở đó, Hội đồng đã lựa chọn, công bô công khai danh mục sách giáo khoa lóp 1 năm học 2020-2021 sử dụng trong nhà trường bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống ” của Nhà xuất bản giáo dục; môn tiếng Anh bộ sách I-leam Smart Start. + Việc phát hành sách được thông qua Hội nghị phụ huynh cuối năm học và thông báo lchi tuyển sinh lớp 1. Các loại sách nhà trường đăng kí với Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai là Sách giáo khoa và vở Luyện tập dành cho buổi 2, không có sách tham khảo.
Việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2:
+ Năm học 2020-2021, nhà trường đã thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo theo quy định tại Thông tư số 25/2020/TT- BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong co sở giáo dục phổ thông. + Trường lựa chọn, công bố công khai danh mục sách giáo khoa lớp 2 sử dụng trong nhà trường bộ sách “Ket nối tri thức với cuộc sống” của Nhà xuất bản giáo dục; môn tiếng Anh bộ sách I-leam Smart Start. * Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ cho các năm tiếp theo
về đội ngũ: Trường có 42 giáo viên, trong đó trình độ Đại học 13 giáo viên; Cao đắng 27 giáo viên; Trung cấp 02 giáo viên. Lãnh đạo trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu câu chuân mới theo Điêu lệ trường tiêu học: 02 giáo viên sẽ hoàn thành chương trình Đại học vào tháng 6/2021; 20 giáo viên đang theo học đại học. Trường phấn đấu đảm bảo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 cho lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (hoàn thành năm 2026).
về cơ sở vật chất: Trường có 28 lóp với 1073 học sinh, sĩ số trung bình 39 học sinh/lóp. Tổng số phòng học đến thời điểm kiểm tra là 28phòng/281óp, các lớp được trang bị đây đủ cơ sở vật chât tôi thiêu, 12 lớp 1 và lóp 2 đã được trang bị tivi đê đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trường có phòng học bộ môn Tin học, tiếng Anh. Tuy nhiên, nhà trường chưa bố trí các phòng chức năng để dạy môn Âm nhạc, Mỹ thuật.
Việc thực hiện quy chế của tổ chuyên môn
Trường có 3 tổ chuyên môn: Tổ 1; Tổ 2+3; Tổ 4+5 tuổi; giáo viên dạy môn chuyên biệt được chia vào sinh hoạt chung cùng các tổ; các tổ chuyên môn có tổ trưởng phụ trách chung, các thành viên trong tổ phụ trách từng mảng công việc theo phân công của lãnh đạo. Việc phân công tổ chuyên môn chưa thực hiện đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Điều lệ trường tiểu học (giáo viên chuyên biệt sinh hoạt tố riêng; nhân viên thư viện, thiết bị giáo dục, công nghệ thông tin một tổ).
Hồ sơ của các tổ, nhóm chuyên môn' gồm có sổ sinh hoạt chuyên môn, kế hoạch chuyên môn ghi chép các hoạt động của tổ, đảm bảo đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Điều lệ trường tiểu học. Các tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch dạy của tố theo tuần, tháng, học kỳ và năm học; bám sát quy chế chuyên môn của trường trong các năm học 2019-2020, 2020-2021. Nội dung kế hoạch cơ bản đủ, rõ trọng tâm của từng tháng và được triển khai thực hiện. Các tổ chuyên môn đã xây dựng các tiết chuyên đề, làm đồ dùng dạy học.
Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần/lần vào 16h30 ngày thứ tư tuần 1 và tuần 3 hàng tháng theo đúng quy định tại khoản 3 Điêu 14 Điêu lệ trường tiêu học. Nội dung sinh hoạt, thống nhất những điểm mới của Điều lệ trường học mới, thông qua công việc đã thực hiện được, tồn tại của 2 tuần trước và trọng tâm của 2 tuần tiếp theo; trao đổi các biện pháp giải quyêt những vân đê khó hoặc mới của môn hoặc bài học, trình tự tiết dạy, hình thức tô chức đê phát triên năng lực cho học sinh, những vấn đề cần lưu ý.
Tuy nhiên, việc biên chế Tổ chuyên môn theo hình thức ghép tố; tô chuyên biệt chia vào sinh hoạt chung cùng các tổ dẫn đến nội dung sinh hoạt khó thống nhất hồ sơ theo Điều lệ trường tiểu học. Nội dung sinh hoạt chuyên môn chưa rõ 4 bước theo Công văn số 1855/SGDĐT-GDPT ngày 15/6/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học (Công văn số 1855/SGDĐT-GDPT). Việc lưu giữ các tư liệu tiết dạy như video, clip và hình ảnh các tiết dạy của buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học chưa khoa học nên ảnh hưởng đến việc triển khai việc trao đổi nội dung cuộc họp tiếp theo. Việc trao đối thông nhất các biện pháp giải quyết những vấn đề khó hoặc mới của môn hoặc bài học, trình tự tiết dạy, hình thức tổ chức để phát triển năng lực cho học sinh, những vấn đề cần lưu ý còn gặp khó khăn và chưa hiệu quả do sinh hoạt chuyên môn lệch khối, ghép khối.
Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được thực hiện qua các hình thức dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, phố biến sáng kiến kinh nghiệm, tham gia tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai tổ chức; trường tổ chức đảm bảo thời lượng quy định 120 tiết/năm về bồi dưỡng giáo viên theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT); Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phố thông (Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT); Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên). Năm học 2019-2020 giáo viên được tham dự 18 buổi tập huấn (hình thức trực tiếp, trực tuyến); năm học 2020-2021, tính đến thời điểm kiểm tra, giáo viên tham dự 12 buổi tập huấn. Tuy nhiên, trong kế hoạch bồi dưỡng chưa rõ nội dung tự bồi dưỡng chuyên môn 40 tiết của mỗi giáo viên theo Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT; Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên mới đứng lớp chưa cụ thế.
Thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên
Giáo viên có đủ hồ sơ chuyên môn theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Điều lệ trường tiểu học gồm: I<ế hoạch bài dạy; sổ ghi chép chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học sinh; số chủ nhiệm; số công tác Đội đôi với Tổng phụ trách Đội). Tuy nhiên, vào thời điểm kiểm tra số ghi chép chuyên môn, dự giờ giáo viên không lưu giữ việc kiếm tra đánh giá học sinh.
+ Kế hoạch giáo dục: Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục theo tuần, tháng, học kỳ và năm học. Nội dung đã bám sát kế hoạch nhà trường, của tố chuyên môn năm học 2019-2020, 2020-2021, cơ bản phù họp với đặc thù công việc được phân công. Trong kế hoạch rõ chỉ tiêu, biện pháp, công việc cần làm trong từng tháng, tuần. + Kế hoạch bài dạy: giáo viên soạn đầy đủ các môn học được phân công giảng dạy; tuy nhiên phần nhận xét, rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy còn sơ sài. + Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn: ghi nội dung họp Hội đồng sư phạm Ban giám hiệu triển khai, nội dung sinh hoạt chuyên môn. Nội dung dự giờ ghi chép đầy đủ tiến trình tiết dạy, có rút kinh nghiệm, cho điểm, xếp loại sau mỗi tiết dự.
Giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn, chấm chữa bài theo quy định của nhà trường, hướng dẫn học sinh biết tự chữa lỗi sai theo đúng quy định tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với khối 2, 3, 4, 5 (Văn bản hợp nhất số 03/VBHD- BGDĐT) và Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học (Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT) đối với lớp 1. Giáo viên thực hiện việc nhận xét, đánh giá, thông tin đến phụ huynh qua phần mềm Giáo dục điện tử (eNetViet), học bạ của học sinh đúng tiến độ. Tại thời điếm kiếm tra không có giáo viên dạy thêm trong và ngoài nhà trường.
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh
* Đổi mới phương pháp dạy học:
Qua kiểm tra hồ sơ chuyên môn của trường, tổ nhóm và giáo viên cho thấy: giáo viên đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và phấm chất học sinh, ứng dụng các kỹ thuật dạy học tích cực như “sơ đồ tư duy”, kĩ thuật mảnh ghép, “Bàn tay nặn bột”; triển khai dạy môn Mĩ thuật theo phương pháp mới.
Nhà trường đã đổi mới hình thức tổ chức tập huấn, tổ chức chuyên đề bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên, tập trung theo hướng đổi mới phương pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất theo chương trình giáo dục phố thông 2018. 100% giáo viên của nhà trường chủ động sử dụng giáo án điện tử; vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" hiệu quả ở một số tiết với môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1; 2; 3 và môn Khoa học lớp 4; 5; tổ chức các chuyên đề theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã giúp giáo viên tổ chức giờ dạy trên lóp tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2019-2020, trường có 01 giáo viên đạt giải Nhất và được chọn dự thi Thành phố vào tháng 3/2021. Trong thời điểm phòng chống dịch Covid-19, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai dạy học trực tuyến hiệu quả, phù hợp với kĩ năng của giáo viên, khả năng lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.
Đổi mới kiếm tra đánh giá học sinh:
Nhà trường chỉ đạo và tổ chức đúng quy chế ở các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc kiếm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh theo đúng quy định tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT đối với khối 2, 3, 4, 5 và Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT đối với lớp 1.
Giáo viên thực hiện đối mới kiểm tra đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và sáng tạo của học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình. Nhà trường đã thực hiện việc bàn giao chất lượng giáo dục học sinh hoàn thành trưong trình tiểu học (Bảng tổng hợp kết quả đánh giá kết quả giáo dục) theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT). Tuy nhiên, một số giáo viên thực hiện đánh giá học sinh, nhận xét bài làm trong vở của học sinh chưa thường xuyên, còn chung chung, chưa rõ năng lực và phấm chất nối trội cũng như những hạn chế cần khắc phục.
Các văn bản chỉ đạo của nhà trường ban hành và triển khai
Năm học 2019-2020:
Kế hoạch số 140/KH-THCD ngày 13/9/2019 về sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học; Kế hoạch số 140A/KH-THCD ngày 13/9/2019 về mua sắm thiết bị; Ke hoạch số 140B/ICH-THCD ngày 13/9/2019 về việc tự làm đồ dùng dạy học;
Năm học 2020-2021:
Kế hoạch số 205/ĩpT-THCD ngày 13/10/2020 về sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học; Kế hoạch số 205A/KH-THCD ngày 13/10/2020 về mua sắm thiết bị; Ké hoạch số 180/KH-THCD ngày 24/9/2020 về việc tự làm đồ dùng dạy học. Nhà trường đã căn cứ các văn bản chỉ đạo của các cấp ban hành các kế hoạch, quản lý tài sản, trang thiết bị. Tuy nhiên, kế hoạch mua sắm tài sản chưa cụ thế về nội dung dự kiến kinh phí và phân công bộ phận thực hiện.
Công tác quản lý thiết bị đồ dùng dạy học:
Việc quản lý thiết bị đồ dùng dạy học
Hiệu trưởng phân công 01 Pho Hiệu trưởng phụ trách công tác thiết bị; 01 nhân viên chuyên trách, theo dõi, đã tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thiết bị, thực hành thí nghiệm.
Hồ sơ thiết bị đồ dùng dạy học: Trong 2 năm học 2019-2020; 2020- 2021, nhà trường cơ bản có đủ đầu mục hồ sơ: số tài sản (có thống kê cập nhật tài sản của trường); sổ theo dõi đăng ký sử dụng đồ dùng dạy học (ghi chép theo từng bộ môn, giáo viên cập nhật thông tin đay đủ khi mượn, trả); sổ mua sắm bố sung thiết bị (đóng giáp lai, đánh số trang, ký duyệt của lãnh đạo); sổ tiêu hao dụng cụ đồ dùng dạy học (có lập danh mục số lượng thiết bị tiêu hao); số ghi nhận đồ dùng dạy học tự làm (có thống kê theo môn). Nhà trường đã xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung thiết bị đồ dùng dạy học từ đầu năm học.
Nhân viên phụ trách thiết bị quản lý thiết bị đồ dùng dạy học, ghi chép, cập nhật vào số theo dõi việc giáo viên mượn, trả thiết bị hàng ngày. Lãnh đạo có kế hoạch kiểm tra thiết bị đồ dùng dạy học hàng tháng, hàng kì, có phương án bảo quản thiết bị không đế hư hỏng, mối mọt, phòng cháy nổ. Nhà trường thực hiện kiểm kê đồ dùng dạy học hàng năm, tập trung chủ yếu vào kiểm kê các tài sản cổ định (có biên bản kiểm kê).
Trang thiết bị về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
+ Nhà trường hiện có các phòng chức năng: 01 phòng thiết bị, 01 phòng Tin học và 01 phòng tiếng Anh, trường chưa có phòng Âm nhạc, Mĩ thuật. Các thiết bị nghe, nhìn hoạt động tốt: 04 máy chiếu Projector; 24 máy tính học sinh; 4 máy tính giáo viên ; 5 máy laptop; 12 Ti vi; 2 đầu DVD; 01 máy Overhead và cassette cơ bản đảm bảo hoạt động dạy và học. + Trường cơ bản có đủ thiết bị, đồ dùng dạy học theo Danh mục đồ dùng dạy học tối thiếu. Tại thời điếm kiếm tra, giáo viên và học sinh lớp 1 chưa có thiết bị dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học
-100% giáo viên lên lớp đều sử dụng đồ dùng dạy học kết họp bảng phụ, nam châm, tranh ảnh phù họp với nội dung bài học. Mỗi lóp giáo viên có một bộ đồ dùng dạy học tối thiếu các môn học. Ngoài ra giáo viên còn làm thêm các đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy, đảm bảo các tiết học đều có đồ dùng dạy học.
Nhà trường đã mua sắm thêm một số thiết bị nghe nhìn: ti vi; máy chiếu; máy hắt; đầu DVD, nối mạng toàn trường phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đối với các phòng học khối 1 và một số phòng học khác. Giáo viên bước đầu áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở môn tiếng Anh, Tin học. Tuy nhiên, một số giáo viên còn hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Hàng năm, nhà trường đều phát động tới toàn thể giáo viên xây dựng kế hoạch tự làm đồ dùng dạy học, chấm điểm đồ dùng tự làm, đảm bảo 100% các tiết dạy đều sử dụng đồ dùng dạy học. Tuy nhiên, nhà trường cần quan tâm tới chất lượng đồ dùng dạy tự làm, nâng cao tính sáng tạo và dễ dàng áp dụng trong các giờ học.
Các văn bản chỉ đạo của nhà trường ban hành và triển khai
Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường họp toàn thể Hội đồng, phổ biến chủ trương, mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra nội bộ; tiến hành họp với tổ trưởng chuyên môn, Ban thanh tra nhân dân thống nhất các nội dung kiểm tra, xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ và thông báo kết quả kiếm tra theo chuyên đề tới toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường. Hiệu trưởng ban hành quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ: Quỵết định số 147/QĐ-THCD ngày 18/9/2019 (năm học 2019-2020); Quyết định so 181/QĐ-THCD ngày 24/9/2020 (năm học 2020-2021). Ban kiểm tra có đủ thành phần theo quy định tại Công văn 3058/SGDĐT-TTr ngày 18/9/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo; ban hành quy chế hoạt động của Ban kiểm tra nội bộ.
Ban kiểm tra nội bộ xây dụng kế hoạch để triển khai thực hiện: Kế hoạch số 148/KH-THCD ngày 19/9/2019'(nam học 2019-2020), Kế hoạch’số 182/KH- THCD ngày,25/9/2020 (năm học 2020-2021). Kế hoạch rõ nội dung kiểm tra, biện pháp kiếm tra.
Việc tiến hành kiểm tra của Hiệu trưởng
Năm học 2019-2020:
Kiểm tra toàn diện: 11 giáo viên, xếp loại Tốt: 08; xếp loại Khá: 03.
Kiểm tra các nội dung: Hoạt động giáo dục đạo đức học sinh; công tác đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; công tác quản lý và sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học; công tác Y tế học đường-An toàn trường học; Công tác thư viện trường học; thực hiện thu, chi các khoản do nhân dân, các tổ chức đóng góp; thực hiện Quy chế dân chủ trường học; Công tác Đoàn- Đội...
Năm học 2020- 2021: Tính từ 05/09/2020 đến thời điểm kiểm tra:
Kiểm tra toàn diện: 08 giáo viên, xếp loại Tốt: 04; xếp loại Khá: 04.
Kiểm tra các nội dung: Công tác tổ chức đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; Hoạt động giáo dục đạo đức học sinh; Công tác quản lý và sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học; Hồ sơ, sổ sách quản lý hành chính; Hoạt động giảng dạy và học tập các môn văn hóa; Thực hiện quy chế chuyên môn của tổ/nhóm và giáo viên; Phòng chống tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện Quy chế dân chủ trường học...
Nhà trường tố chức thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra nội bộ, có biên bản, báo cáo và thông báo kết quả kiểm tra đến đối tượng kiểm tra. Tuy nhiên, chưa có quyết định kiểm tra các nội dung trong kế hoạch theo cuộc hoặc đợt, chưa xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra cho mỗi cuộc/đợt; một số biên bản kiếm tra chưa thể hiện rõ kiến nghị của người kiểm tra, ý kiến của đối tượng được kiểm tra, ý kiến của Trưởng ban kiểm tra. Thông báo kết quả kiểm tra còn mang tính chất liệt kê, xếp loại cho mỗi nội dung kiểm tra; chưa thể hiện rõ ưu điếm, tồn tại và hướng khắc phục, chưa thể hiện việc công khai trong đơn vị, việc xử lý kiến nghị sau kiểm tra chưa được trú trọng.
Các văn bản chỉ đạo của nhà trường ban hành và thực hiện
Năm học 2019-2020:
Quyết định số 160C /QĐ-THCD ngàỵ 27/9/2019 thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng chống cháy nổ; Quyết định số 162A/QĐ-THCD ngày 4/10/2019 thành lập Ban Chỉ đạo công tác an toàn phòng chống thiên tai; Quyết định số 184A/QĐ-THCD ngày 18/11/2019 thành lập Ban Chỉ đạo công tác an ninh trật tự trường học; Quyết định số 187/QĐ-THCD ngày 25/11/2019 thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn; Quyết định số 10/QĐ-THCD ngày 06/01/2020 thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực học đường; Quyết định số 33/QĐ-THCD ngày 31/01/2020 thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Kế hoạch số 160D/KH-THCD ngày 27/9/2019 về công tác an toàn phòng chống cháy nổ; Kế hoạch số 162B/KH-THCD ngày 04/10/2019 về công tác an toàn phòng chống thiên tai; Ke hoạch số 184B/KH-THCD ngày 18/11/2019 về kế hoạch an ninh trật tự trường học; I<ế hoạch số 188/KH-THCD ngày 25/11/2019 về phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn; Kế hoạch số 10A/KH-THCD ngày 06/01/2020 về phòng, chống tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực học đường; Kế hoạch số 34/KH-THCD ngày 31/01/2020 về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona (nCov); Kế hoạch số 28A/KH-THCD ngày 2/2/2020 về công tác phòng, chống tham nhũng.
Năm học 2020-2021:
Quyết định số 171/QĐ-THCD ngày 25/8/2020 thành lập Ban Chỉ đạo công tác vệ sinh trường học; Quyết định số 173/QĐ-THCD ngày 28/8/2020 thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid- 19; Quyết định số 206/QĐ-THCD ngày 16/10/2020 thành lập Ban Chỉ huy phòng cháy và chữa cháy; Quyết định số 225A /QĐ-THCD ngày 19/11/2020 kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn; Quyết định số 20/QĐ-THCD ngày 26/2/2021 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tệ nạn ma túy năm 2021.
Ke hoạch số 171/KH-THCD ngày 25/8/2020 về chuẩn bị công tác vệ sinh môi trường; Kế hoạch số 175/KH-THCD ngày 29/8/2020 về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Kế hoạch số 211/KH-THCD ngày 20/10/2020 về thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, công tác học sinh và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Kế hoạch số 227A /KH-THCD ngày 25/11/2020 về phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng trường học an toàn; Kế hoạch số 256/KH-THCD ngày 18/12/2020 về công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh; Kế hoạch số 09/KH-THCD ngày 14/1/2021 về tuyên truyền, giáo dục bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2021; Kế hoạch số 19/KH-THCD ngày 03/2/2021 về tổ chức phong trào thi đua giáo dục bảo đảm trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2021-2025...
Nhà trường đã ban hành quyết định và xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện công tác đảm bảo an toàn trường học. Tuy nhiên, nhà trường thành lập nhiều Ban Chỉ đạo, trong khi đó chưa thành lập Ban Chỉ đạo công tác y tế trường học theo quy định tại điểm 1 Mục III-Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường phổ thông, ban hành kèm theo Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy định về xây dựng trường học an toàn), trường nên ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo chung cho tất cả các nội dung có liên quan đến công tác an toàn trường học. Tương tự như vậy, trường ban hành 01 kế hoạch hoạt động phòng chống tai nạn thương tích gồm tất cả các nội dung có liên quan để thực hiện xuyên suốt trong năm học.
Thực hiện các điều kiện đảm bảo an toàn trường học
Việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn trường học
Nhà trường phổ biến tuyên truyền đầy đủ các văn bản và hướng dẫn các biện pháp về công tác an toàn trường học như giao thông, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại, đuối nước trong các giờ chào cờ, các sân chơi, các tiết học nhằm hạn chế thấp nhất tai nạn thương tích cho học sinh.
Lãnh đạo trường bám sát các văn bản hướng dẫn của cấp trên về phòng chông dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19 đê tuyên truyên đên cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh.
Các giải pháp thực hiện trong công tác đảm bảo an toàn trường học
Nhà trường phối họp cùng chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự; thực hiện công tác tuần tra kiếm soát khu vực quanh trường học, tạo môi trường an toàn cho học sinh khi đến trường. Nhà trường quy định không cho học sinh lóp 1, 2 tự đi xe đạp đến trường. Yêu cầu học sinh thực hiện tốt nội quy trường lóp để hạn chế tai nạn thương tích.
Lãnh đạo trường phối họp với công an huyện Thanh Oai tổ chức tập huấn về công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; thường xuyên kiếm tra các trang thiết bị phòng chống cháy nổ, thay thế bố sung đảm bảo an toàn trong nhà trường; thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn trường lớp trong thời gian dịch Covỉd-19; cán bộ y tế trong nhà trường phối họp với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phổ biến, hướng dẫn học sinh về phòng dịch và công tác vệ sinh học đường. Nhà trường lắp đặt 17 mắt Camera an ninh để hỗ trợ đảm bảo an ninh trong trường.
Các điều kiện khác
Trường có tường rào đảm bảo an toàn trường học, đủ phòng học văn hóa và phòng học bộ môn, đáp ứng được yêu cầu dạy- học đạt hiệu quả. Diện tích sân chơi, thoáng mát, bằng phẳng an toàn cho học sinh trong giờ ra chơi và các hoạt động giáo dục khác. Cảnh quan sư phạm xanh- sạch- đẹp.
Nhà trường chú trọng mọi điều kiện cơ sở vật chất để đảm bảo an toàn và phòng chống cháy nổ, có tiêu lệnh và quy định về phòng cháy chữa cháy, trang bị hệ thống bình chữa cháy cho tất cả các khu vực. Hàng năm, trường tố chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tập huấn về kỹ năng phòng cháy chữa cháy. Công tác chỉ đạo an toàn thực phẩm được quan tâm đặc biệt, chọn nhà cung cấp nước uống uy tín, nước uống được kiểm nghiệm theo đúng quy định. Mỗi học sinh có cốc uống nước riêng, thường xuyên lau rửa cốc chén, bình sạch sẽ.
Công tác kiểm tra của nhà trường về các điều kiện đảm bảo an toàn trường học
Lãnh đạo trường kiểm tra thường xuyên và theo kế hoạch về mức độ an toàn; kiểm tra hàng ngày công tác vệ sinh trường, lớp, vệ sinh cá nhân của học sinh. Tuy nhiên, các biên bản kiếm tra trang thiết bị phòng cháy chữa cháy chưa thực hiện theo mẫu của Luật phòng cháy chữa cháy; thiếu hồ sơ đề nghị, giấy chúng nhận trường học an toàn theo quy định tại Mục IV Quy định về xây dụng trường học an toàn. Hiện nay, trường chưa có nhân viên bảo vệ biên chế nên công tác đảm bảo an toàn còn gặp nhiều khó khăn.
Ban Giám hiệu đã triển khai các văn bản của các cấp về hoạt động chuyên môn, đôi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh; xây dựng đầy đủ, chi tiết các kế hoạch chỉ đạo, tổ chức hoạt động chuyên môn và triến khai đến 100% cán bộ, giáo viên thực hiện nghiêm túc có hiệu quả.
Trường đã xây dụng thời khóa biểu theo văn bản hướng dẫn số 8705/SGDĐT-TH ngày 3/9/2009 về việc dạy 2 buổi/ngàỵ. Trường đã chủ động xây dụng kế hoạch và bồi dưỡng giáo viên đáp úng yêu cầu chuẩn mới, đảm bảo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 cho lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phố thông mới.
Lãnh đạo trường chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiếm tra đánh giá học sinh chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh theo đúng quy định tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT từ khối 2 đến khối 5 và Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT đối với khối lớp 1.
Hồ sơ của các tổ, nhóm chuyên môn và của giáo viên đủ theo quy định tại Điều 21 Điều lệ trường tiểu học. Các tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch giáo dục của tố theo tuần, tháng, học kỳ và năm học, bám sát nội dung quy chế chuyên môn của trường năm học 2019-2020, 2020-2021. Nội dung kế hoạch tương đối đầy đủ, chi tiết, rõ các chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ, giải pháp, rõ trọng tâm của tháng.
Giáo viên đã thực hiện đúng quy chế chuyên môn, về cơ bản bước đầu đã tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, ứng dụng các kỹ thuật dạy học tích cực như “sơ đồ tư duy”, kĩ thuật mảnh ghép,“Bàn tay nặn bột”; triển khai dạy môn Mĩ thuật theo phương pháp mới. Giáo viên thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và sáng tạo của học sinh, hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.
b) Hạn chế
Nhà trường xây dựng quá nhiều kế hoạch nhỏ, lẻ; một số văn bản nhà trường ban hành chưa đúng thể thức quy định theo Nghị định số 30/2020/NĐ- CP. Công tác lưu trữ văn bản chưa khoa học.
Lãnh đạo trường biên chế tổ chuyên môn theo hình thức ghép Tổ 2 + 3; Tổ 4 + 5; giáo viên môn chuyên biệt chia các tổ là chưa đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Điều lệ trường tiểu học.
Sinh hoạt chuyên môn chưa thế hiện rõ việc đánh giá công việc đã thực hiện được, những tồn tại của 2 tuần trước và trọng tâm của 2 tuần tiếp theo. Việc trao đối thống nhất các biện pháp giải quyết những vấn đề khó hoặc mới của môn hoặc bài học, trình tự tiết dạy, hình thức tổ chức để phát triển năng lực cho học sinh, những vấn đề cần lưu ý còn gặp khó khăn và chưa hiệu quả do sinh hoạt chuyên môn lệch khối, ghép khối. Ke hoạch bồi dưỡng giáo viên mới đứng lóp chưa cụ thể.
Một số giáo viên thực hiện đánh giá học sinh, nhận xét bài làm trong vở của học sinh chưa thường xuyên, còn chung chung, chưa rõ năng lực và phẩm chất nổi trội cũng như nhũng hạn chế cần khắc phục.
Trách nhiệm thuộc về Lẵnh đạo trường, tổ trưởng chuyên môn.
Lãnh đạo trường đã căn cứ các văn bản chỉ đạo của các cấp ban hành các kế hoạch, quy chế quản lý tài sản, trang thiết bị; phân công cán bộ và nhân viên phụ trách quản lý.
Nhà trường cơ bản có đầy đủ hệ thống hồ sơ sổ sách theo dõi và quản lý tài sản, trang thiết bị theo quy định. Nhân viên phụ trách thiết bị quản lý thiết bị đồ dùng dạy học, ghi chép, cập nhật vào sổ theo dõi việc giáo viên mượn, trả thiết bị hàng ngày. Cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện bảo quản và sử dụng đồ dùng, thiết bị họp lý, khai thác hiệu quả các thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục; động viên, khích lệ giáo viên tự làm thiết bị đò dùng dạy học.
Lãnh đạo có kế hoạch kiểm tra thiết bị đồ dùng dạy học hàng tháng, hàng kì, có phương án bảo quản thiết bị không đế hư hỏng, mối mọt, phòng cháy nô; phát động giáo viên xây dựng kế hoạch tự làm đồ dùng dạy học, chấm điểm đồ dùng tự làm.
b) Hạn chế
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của một số giáo viên còn hạn chế. Chất lượng một số đồ dùng dạy học tự làm chưa sáng tạo và dễ dàng áp dụng trong các giờ học.
Tại thời điếm kiểm tra, giáo viên và học sinh lớp 1 chưa có thiết bị dạy học theo chương trình giáo dục phố thông 2018 (do chờ gói mua sắm thiết bị theo kế hoạch của Thành phố).
Lãnh đạo trường chưa bố trí các phòng Âm nhạc, Mĩ thuật; các phòng chức năng diện tích chưa đủ theo quy định tại Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT.
Hiệu trưởng ban hành quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ từ đầu năm học, có đủ thành phần, phân công nhiệm vụ cho các thành viên cơ bản rõ người, rõ việc; ban hành quy chế hoạt động của Ban kiểm tra nội bộ.
Ban kiểm tra nội bộ tiến hành kiểm tra (có biên bản tùng nội dung kiểm tra), nhóm trưởng báo cáo kết quả kiếm tra. Căn cứ báo cáo kết quả kiểm tra của Ban kiếm tra, Lãnh đạo trường thông báo kết quả kiếm tra đến đối tượng kiểm tra và Thông báo kết quả trước Hội đồng sư phạm nhà trường hàng tháng, học kỳ và năm học.
Hạn chế
Việc kiểm tra chưa thật đúng quy trình: Chưa ban hành quyết định kiếm tra theo cuộc hoặc đợt; chưa xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra, việc xử lý kiến nghị sau kiểm tra chưa được trú trọng.
Một số biên bản kiểm tra chưa thể hiện rõ kiến nghị của người kiểm tra, ý kiến của đối tượng được kiểm tra, ý kiến của Trưởng ban kiểm tra. Thông báo kết quả kiểm tra còn mang tính chất liệt kê, xếp loại cho mỗi nội dung kiểm tra; chưa thế hiện rõ ưu điểm, tồn tại và phương hướng khắc phục.
Nhà trường đã có những giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo công tác an toàn trường học; thực hiện nghiêm túc công tác tuyên truyền, hướng dẫn về phòng chống tai nạn thương tích, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, xây dựng kế hoạch kiếm tra, giám sát công tác đảm bảo an toàn trường học theo tháng, năm học.
Lãnh đạo trường xây dựng phương án phòng chống cháy nổ theo mẫu quy định về phòng cháy chữa cháy, tố chức tự kiểm tra công tác phòng cháy
' chữa cháy; thực hiện kiếm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất về cơ sở vật chất, các
_ 22ổÍMũZ2.4 , 16 e ^z. V ó V trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy của nhà trường; kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra đánh giá các tiêu chí về trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích.
Trường thực hiện tốt công tác phối hợp với các lực lượng để đảm bảo an Vtoàn trường học, tại thời điểm kiểm tra, trường không để xảy ra hiện tượng và
các sự cố nghiêm trọng mất an toàn trong nhà trường. b) Hạn chế C-ll tì
Lãnh đạo trường thành lập nhiều Ban Chỉ đạo, trong khi đó trường chưa thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học theo quy định tại điểm 1 Mục III- Quy định về xây dượng trường học an toàn.
Các biên bản kiểm tra trang thiết bị phòng cháy chữa cháy chưa thực hiện theo mẫu của Luật phòng cháy chữa cháy; thiếu hồ sơ đề nghị, giấy chứng nhận trường học an toàn theo quy định tại Mục IV- Quy định về xây dựng trường học an toàn. Hiện nay, trường chưa có nhân viên bảo vệ biên chế nên công tác đảm bảo an toàn còn gặp nhiều khó khăn.
Lãnh đạo trường khắc phục những hạn chế đã nêu trên, rà soát lại hệ thống văn bản do nhà trường ban hành, đảm bảo đúng thể thức quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP.
Tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên kỹ năng tổ chức làm việc nhóm; đối mới hình thức sinh hoạt chuyên môn theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, chú trọng đến việc đổi mới hình thức, ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến. Tăng cường tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giáo dục tiên tiến cho giáo viên và các tố chuyên môn, xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng của giáo viên đảm bảo đủ 40 tiết theo Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT. Nhà trường chủ động chuẩn bị các điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị đồ dùng dạy học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Lãnh đạo trường bố trí phòng chức năng Âm nhạc, Mỹ thuật đảm bảo đủ điều kiện theo chương trình giáo dục phố thông mới. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy, có biện pháp khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy và góp phần làm phong phú kho dữ liệu, đồ dùng dạy học của trường.
Đối với công tác kiểm tra nội bộ, cần chú trọng việc theo dõi và thực hiện kiến nghị sau kiểm tra. Hiệu trưởng cần lựa chọn nội dung, số lượng các nội dung kiêm tra đê xây dựng kê hoạch có trọng tâm, trọng điếm, phù hợp tình hình thực tê của nhà trường và đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của công tác tự kiểm tra; tập huấn nghiệp vụ kiểm tra cho các thành viên Ban kiểm tra nội bộ, nội dung ghi biên bản cần cụ thể, chỉ rõ những ưu điểm, tồn tại, kiến nghị. Việc tổ
chức kiểm tra cần đảm bảo đúng quy trình: Ban hành quyết định kiểm tra, xây dụng kế hoạch tiến hành kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra, thông báo kết luận kiểm tra và theo dõi việc thực hiện kiến nghị sau kiếm tra.
Rà soát, kiểm tra định kì các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường trong thời gian tham gia các hoạt động giáo dục tại trường. Hiệu trưởng lên kế hoạch sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng cơ sở vật chất, đảm bảo công tác an toàn trường học.
Tham mưu UBND huyện Thanh Oai đầu tư kinh phí để mua sắm thiết bị dạy học lớp 1 và lớp 2 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tăng cường công tác kiểm tra, tư vấn nhà trường trong công tác quản lý cũng như thực hiện nhiệm vụ chuyên môn dạy và học; chỉ đạo các nhà trường tích cực tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh và nội dung sinh hoạt chuyên môn đảm bảo đúng quy định. Chỉ đạo các nhà trường tiếp tục duy trì và thực hiện tốt các điều kiện đảm bảo an toàn trường học nhất là trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
- Tiếp tục hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ cho đội ngũ lãnh đạo các nhà trường, tạo điều kiện cho các trường giao lưu học tập tại các trường bạn để rút kinh nghiệm, làm tốt công tác kiểm tra nội bộ. Trên cơ sở Kết luận thanh tra như trên, Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Oai chỉ đạo Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cao Dương công khai Ket luận thanh tra; theo dõi, đôn đốc việc tổ chức kiểm tra, khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý, điều hành đã nêu trong kết luận và báo cáo kết quả thực hiện Kết luận thanh tra về Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thông báo Kết luận thanh tra./dM^ Nơi nhận:
Thanh tra Bộ GDĐT;
Đ/c Giám đốc Sở;
Đ/c PGĐ Nguyễn Quang Tuấn;
Phòng GDĐT huyện Thanh Oai;
Truông Tiểu học Cao Dương;
Lưu: TTr.
[1] Trường ban hành: Quyết định hướng dẫn học sinh ôn tập và tự học trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19; Quyết định hướng dẫn học sinh ôn tập và tự học bài mới trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 không hợp lý; nội dung này, khi dịch bệnh xày ra, căn cứ vào văn bản chỉ đạo của các cấp, nhà trường nên đưa vào Ke hoạch thực hiện dạy, học và phòng chống dịch Covid-19 để thực hiện.
[2] Ví dụ: Ke hoạch thực hiện các chuyên đề; Kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu; phụ đạo học sinh yếu; Ke hoạch tổ chức dạy học 02 buổi/ngày; Ke hoạch tổ chức hội giảng nên đưa các kế hoạch nhỏ này vào trong Ke hoạch chuyên môn. Đối với việc dạy và học trong đợt dịch, nhà trưòng nên gộp Kế hoạch hướng dân học sinh ôn tập và tự học trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19; Kế hoạch hướng dẫn học sinh ôn tập và tự học bài mới trong thòi gian nghỉ phòng dịch Covid-19; Kế hoạch đón học sinh trờ lại trưòng sau thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19 thành Kế hoạch thực hiện dạy, học và phòng chống dịch Covid-19 để thực hiện cho đồng bộ.
[3] Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/01/2020 quy định cụ thể về tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 4507/QĐ-BGDĐT ngày 21/11/ 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớpl sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; Ke hoạch 246/KH-UBND ngày 28/11/2019 của UBND Thành phố, triển khai Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố.